
Tại Việt Nam, theo thông tin từ Bộ Y tế, trong năm 2024 Việt Nam ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong. Thời gian gần đây, nhiều bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân mắc cúm A, B tới khám, trong đó có nhiều ca bệnh nặng. Đặc biệt thời tiết đặc trưng mùa Đông Xuân ở miền Bắc với khí hậu gió mùa, hanh khô, nồm ẩm là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan, đặc biệt là bệnh cúm mùa.
BỘ Y TẾ CHỈ ĐẠO CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH
1. Đẩy mạnh công tác tiêm chủng
Đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng để tăng cường miễn dịch cộng đồng.
Khuyến khích người dân chủ động tiêm vắc xin phòng cúm và vắc xin sởi – rubella cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
2. Tăng cường giám sát, phát hiện sớm ca bệnh
Theo dõi sát tình hình dịch bệnh, đặc biệt là cúm, sởi và các bệnh đường hô hấp cấp tính.
Giám sát chặt chẽ các trường hợp nghi ngờ tại bệnh viện, trường học, khu công nghiệp và cộng đồng.
Chuẩn bị đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, thuốc men để sẵn sàng ứng phó khi số ca bệnh tăng cao.
3. Đẩy mạnh truyền thông, khuyến cáo phòng bệnh
Phối hợp với báo chí, truyền thông để tuyên truyền biện pháp phòng bệnh tại trường học, khu công nghiệp, địa điểm du lịch và nơi công cộng.
Khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân:
Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
Hạn chế tiếp xúc gần với người có triệu chứng bệnh
4. Tăng cường phối hợp liên ngành
Yêu cầu trường học, khu công nghiệp, trung tâm thương mại và nơi công cộng thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.
Giám sát sức khỏe học sinh, người lao động và phổ biến hướng dẫn phòng bệnh.
Bộ Y tế kêu gọi chính quyền, các cơ quan liên quan và toàn thể người dân chung tay thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu nguy cơ bùng phát và hạn chế tối đa các ca bệnh nặng, tử vong.